»»XTeen««»»B3««
»»Xteen««»»B3««
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của lớp 11B3 trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn. Hãy là mem của 4rum để cùng khám phá 4rum nhé ^^

Thân
Admin »»XTeen««»»B3««



Join the forum, it's quick and easy

»»XTeen««»»B3««
»»Xteen««»»B3««
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của lớp 11B3 trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn. Hãy là mem của 4rum để cùng khám phá 4rum nhé ^^

Thân
Admin »»XTeen««»»B3««

»»XTeen««»»B3««
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
»»XTeen««»»B3««

4rum of teen B3




You are not connected. Please login or register

Mùa bần chín

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1vip Mùa bần chín Thu Apr 01, 2010 10:02 pm

matloiktcm

matloiktcm
Ác Ma
Ác Ma


Mùa bần chín Don2

Ba tôi phải làm nhiều nghề mới đủ nuôi nổi sáu đứa con nhỏ và có
tiền gởi cho ba đứa lớn đi kháng chiến. Dưới sông, ba tôi chất nhiều
đống chà dụ cá, rồi đi đăng ở các con rạch ven sông.
Đó là những đêm gió tết lạnh lùng, ba má tôi trầm mình dưới sông
để bắt cá. Ba tôi còn mướn trâu để đi qua các làng bên cày mướn.

Một chuyến đi 5-7 ngày mới về. Tối ngủ ở những chòi hoang giữa
ruộng. Dạo đó, đêm mưa giông lớn, lạnh quá ông lết vào nằm cạnh đống un
trâu cho ấm, đến khuya trâu đái cả lên đầu ông. Về ba tôi cạo đầu bỏ
trong niềm u uất lạ thường.

Lũ trẻ trong làng tôi lớn lên èo uột, khẳng khiu như cây mọc từ đất
khô cằn. Chúng tôi đói đủ thứ vật chất, đói tinh thần, đói chữa bệnh,
học hành… Mười lăm tuổi tôi học lớp 4. Đó là những niên học thường
xuyên dở dang, không phải vì tôi học dở mà vì chiến tranh, vì học phí
từ những đồng tiền ít ỏi nhuộm đầy mồ hôi nước mắt của gánh rau cải
trên vai má tôi, từ những buổi cày quá ngọ trên đồng xa của ba tôi.

Mười lăm tuổi tôi không biết trái nho, trái táo,… là gì. Lũ trẻ
chúng tôi 13-14 tuổi vẫn còn cỡi truồng nhảy múa trên sông vì không đủ
quần áo mặc. Tết mỗi đứa được hai bộ đồ vải thô là dữ lắm rồi. Cách
làng tôi hai cây số và phải qua một con sông, ông Sáu Tạo vừa sắm cái
“truyền hình”, thế là cả hai, ba xóm chiều kéo nhau qua xem như gánh
hát cải lương. Bảy, tám tuổi trẻ con của làng đã phải đi giữ trâu, cuốc
rẫy, giăng lưới cắm câu… phụ giúp gia đình.

Đời khổ như thế nhưng chúng tôi sống được nhờ có những niềm vui dân
dã của quê nghèo. Phía trước làng tôi đôi bờ sông Bạc Liêu mọc kín
những rặn bần đan xen với lá dừa nước và các loại dây leo. Chỉ có trước
mặt những ngôi nhà là bến sông thì mới có khoảng trống. Rặng bần cao
lớn, uốn quanh theo các doi vịnh của dòng sông. Cũng giống như những
con người của đất này, vượt lên đạn bom, vượt lên giông bão, rặng bần
như có một sức mạnh vô tận trong đất, chúng sống xanh tươi, khoẻ khoắn
đến kỳ lạ.
Mùa bần chín Ban2

Người ta hạ những cây bần ven sông để chất chà dụ cá thì hai mùa
mưa sau nó lại to lớn xanh tươi như cũ. Người của làng tôi dù có đi
thật xa, thật lâu, dù ở tận ven trời gốc bể mỗi khi nhớ quê là hiển
hiện một rặng bần soi bóng ven sông. Ơ đó mùa mưa đến là mùa hoa bần
nở. Cái màu trắng và tím của hoa bần tinh khiết lạ thường. Nhụy hoa bần
rụng trắng mặt sông và khi đó dòng sông như thay áo mới. Lũ chim dòng
dọc làm tổ đầy trên những cây bần.

Trong những trưa hè oi ả, chúng tôi trèo lên bắt tổ chim rồi nhảy
ùm xuống sông chơi trò ném sình vào nhau hay trốn tìm. Khi đêm đến lũ
đom đóm thắp đèn, rặng bần như mở hội hoa đăng. Khi đó lũ trai tơ gái
lứa mới “nhổ giò” của làng tôi bơi xuồng sang sông nói lời trăng gió
với cô nàng hay ra bến sông giặt áo. Nhất là những đêm trăng sáng, giữa
hai rặng bần mở hội hoa đăng, dòng sông dát bạc ngoằn ngoèo như mở ra
một con đường lộng lẫy để đi vào cõi thần tiên, chúng tôi đậu xuồng xen
với nhau ở một bến sông rồi đàn ca. câu vọng cổ trữ tình lan dài đưa
dòng sông vào cõi mộng mơ huyền hoặc.

Mùa gió chướng đến, đất trời khoáng đạt. Sông quê tôi đầy sóng bạc
đầu khi con thuyền đổ ra biển. Đó cũng là mùa vui của đời sông nước.
Khi đó, bơi xuồng theo dọc triền sông là cả không gian dậy lên sực nức
mùi bần chín, những chùm bần chín mộng đu đưa trong gió, thỉnh thoảng
một trái bần chín rớt “chỏm” nổi lềnh bềnh trên sông. Lũ trẻ chúng tôi
lại mang mắm cá chốt, mắm ba khía xuống xuồng rồi hái bần ăn với mắm.

Mấy ông già cũng dùng hai món đó làm mồi nhậu. Dân quê tôi thì lấy
bần chín nấu canh chua thay cho me. Cái hương bần chín nồng nàn, cái vị
bần chua đậm đà đã ăn rồi thì nhớ lắm, có thể mang đi đến cuối đất cùng
trời. Ngày xưa tôi có một người yêu dưới quê, tôi ví nàng như trái bần
chín, nàng nhảy đỏng lên rồi bảo: ”Anh nói em là người nhà quê đó hả?”.
Tôi chỉ cười trong yêu thương, em có biết đâu, trái bần chín dung dị mà
đậm đà tình xứ sở.

Mùa bần chín cũng là mùa dừa nước dày cơm. Sông quê tôi xen lẫn
trong rặng bần là những bụi dừa nước. Người ta dùng lá dừa nước làm nhà
và một số vật dụng sinh hoạt khác, còn trong mắt lũ trẻ chúng tôi dừa
nước chỉ để ăn trái. Tháng gió chướng là dưới bến sông đầy những quầy
dừa nước nâu sậm. Lũ trẻ chúng tôi chặt lên rồi chẻ ra, ruột dứa nước
màu trắng đục ăn thơm và ngọt lắm. Có bữa nhà hết gạo hoặc đi cày xa
không kịp mang cơm đến, ăn một quầy dừa nước là có thể cầm cự đến trưa.
Ăn dừa nước chán thì chúng tôi hái trái cám, trái cơm nguội, trái chói
mòi… để đổi món, vốn có đầy trong đám rừng ven sông. Lũ con nhà nghèo
chúng tôi vốn đói bánh trái thị thành nên thay bằng những trái rừng mộc
mạc như thế.

Chưa hết, đất rừng ven sông còn ban tặng rất nhiều sản vật. Mùa gió
chướng cũng là mùa lũ chim óc cao, gà nước, cuốc… mập ú từ rừng ra đồng
lúa kiếm mồi. Thế là chúng tôi chọn các cửa rừng để đặt bẫy. Sáng ra
thăm, ngọn bẫy bị rịt vào góc lá, ta dở lên một con gà nước (hoặc các
loài chim khác) mập ú.
Mùa bần chín 10266601225790801

Gà nước mà nấu cháo, xé phay, trộn rau răm ngon tuyệt trần. Dưới
chân vạt rừng ven sông ấy, chúng tôi còn bắt được vọp, cua biển… Nước
rồng tháng 8-9 âm lịch cứ vào rừng bắt cua “xổm”, chúng cứ bò nhơn nhơ,
gặp người là chúng ngồi “xổm” vươn hai cái càng lên, ta bắt một hồi là
quảy không nổi.

Mùa gió chướng cũng là mùa giăng lưới cá chẽm ven sông. Sáng sớm,
trong tiết trời lành lạnh của mùa cấn bấc (giao mùa giữa gió chướng và
gió bấc) trong con nước ròng sát kiệt, lưới treo lủng lẳng 5-7 con cá
chẽm, cá nặng đến 4-5kg. Mùa mưa chúng tôi còn trầm mình dưới sông để
chĩa nhái. Khi mưa già, nước trên sông ngọt, lũ nhái từ trên đồng kéo
nằm đầy ở đôi bờ sông. Với dụng cụng là một cây chĩa bằng trúc dài
3-4m, chúng tôi mà chĩa một lúc là có vài ký nhái, ếch đem xào sả ớt,
xào lá cám… là xong một bữa cơm nhà nghèo.

Đó, đất quê đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng đời sống hiền hòa và những
sản vật mộc mạc của nó. Đất quê như một bà mẹ nhân từ, âm thầm mà hào
phóng đưa người làng tôi vượt qua chiến tranh, đói nghèo.

Lũ trẻ chúng tôi lớn lên thành người từ những hạt lúa làm đến chảy
máu nước mắt, từ những gánh cải chai vai… Những năm lớn lên, đi xa tôi
mang theo trong tim một trái bần chín. Trái bần tỏa ngát hương sưởi ấm
hồn tôi trong lúc tai ương hoạn nạn. Mỗi bận tôi về làng, cứ đứng bên
bến đò mà nhìn sang xóm nhỏ. Ở đó giờ ba má tôi, anh chị tôi và nhiều
người cũ đã không còn, chỉ còn lại đó cái xóm nhỏ vẫn trinh nguyên một
rặng bần. Tôi nhìn thật lâu rồi ứa nước mắt, bởi tôi thấy cái hồn quê
trong rặng bần với biết bao ân tình nhân nghĩa.

2vip Re: Mùa bần chín Tue Apr 06, 2010 10:01 am

Ball

Ball
Sáng Lập Viên
Sáng Lập Viên

Trái bần là trái rì zị _ _!

https://xteenb3.forumvi.net

3vip Re: Mùa bần chín Sun Apr 11, 2010 4:01 pm

matloiktcm

matloiktcm
Ác Ma
Ác Ma

lên google koi đi. đúng là dân tp

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết